Tài khoản Militarnyi ngày 1/10 đăng trên YouTube video cho thấy một binh sĩ Ukraine gọi tới bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của Uralvagonzavod,ínhUkrainenhờkỹsưNgahỗtrợsửaxetăstarlight tân an công ty sản xuất xe tăng của Nga, để đề nghị được hỗ trợ cách sửa chữa xe tăng T-72B3.
Đây là xe tăng mà Lữ đoàn cơ giới số 54 của Ukraine thu được của lực lượng Nga hồi năm ngoái. Lữ đoàn này vận hành các xe tăng T-64BV, T-80U hay T-72AM, nhưng chưa từng sử dụng T-72B3 do công ty Uralvagonzavod chế tạo, nên các kỹ thuật viên không biết cách sửa.
Trong video, lính tăng Ukraine có mật danh Kochevnik cho hay chiếc T-72B3 này bị rỉ dầu, máy nén không hoạt động, hệ thống điều khiển tháp pháo chạy điện liên tục gặp sự cố và buộc kíp lái phải vận hành bằng tay.
Sau khi Kochevnik gọi tới bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của công ty Uralvagonzavod, nhân viên có tên Aleksander Anatolevich cam kết các vấn đề sẽ được phòng thiết kế ở Nizhny Tagil giải quyết. Dường như không nhận ra Kochevnik là lính Ukraine, nhân viên này cho biết sẽ liên hệ với đơn vị sản xuất động cơ ở Chelyabinsk để hỗ trợ thêm.
Kochevnik sau đó tiếp tục liên hệ với Andrey Abakumov, một giám đốc của Uralvagonzavod. Ông Abakumov đề nghị Kochevnik mô tả chi tiết các vấn đề của chiếc T-72B3 trên ứng dụng nhắn tin WhatsApp.
Lúc này Kochevnik mới tiết lộ mình là lính Ukraine và cho biết đơn vị của anh ta thu được chiếc T-72B3 nói trên gần thành phố Izyum vào cuối năm ngoái, sau đó kết thúc cuộc gọi.
Biến thể T-72B3 được Nga giới thiệu vào năm 2010 nhằm nâng cao khả năng chiến đấu cho mẫu T-72B đã cũ, trong bối cảnh dự án T-14 Armata có chi phí cao khiến nước này khó sở hữu hàng nghìn xe tăng mới trong thời gian ngắn.
T-72B3 được trang bị hệ thống điều khiển và máy tính đường đạn mới, cũng như khả năng bảo vệ được tăng cường. Pháo 2A46M5 đời mới trên T-72B3 có độ chụm đạn cao hơn nhiều so với phiên bản cũ, tương đương với pháo Rheinmetall Rh-120 L/44 trên xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất.
Hệ thống nạp đạn tự động nâng cấp cho phép T-72B3 sử dụng nhiều biến thể đạn xuyên giáp dưới cỡ tách vỏ ổn định bằng cánh đuôi (APFSDS) và tên lửa mới được phát triển cho T-90A.
Những chiếc T-72B3 đầu tiên vẫn sử dụng động cơ V-84-1 nguyên bản với công suất 840 mã lực. Tuy nhiên, các loạt xe sau này đều được lắp động cơ V-92S2F với công suất 1.130 mã lực, cho phép chúng đạt tốc độ tối đa tới 77 km/h.
Nguyễn Tiến(Theo Forbes)